Chưa có tài khoản? (Đăng ký) Quên mật khẩu?
DANH MỤC MÃ ISBN SÁCH TẶNG THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN GIA CỐ VẤN ĐẠI HỌC CỦA DAAD NĂM 2023 - 2024 CỦA GIÁO SƯ HELMUT WEBER
Đọc sách làm phong phú thêm tâm hồn, chỉ cho chúng ta biết điều hay, lẽ phải, điều nên làm, điều gì cần tránh
Lênin từng nói: Không có sách thì không có tri thức. Triết gia Thomas Carlyle cho rằng “Tất cả những gì con người đã làm, nghĩ hoặc trở thành đều được bảo tồn một cách kỳ diệu trên những trang sách.”
Chúng ta đều biết, từ cổ chí kim, các danh nhân thế giới hay những người thành đạt, dù hoàn cảnh xuất thân, địa vị xã hội hay tính cách khác nhau, nhưng tất cả đều có một điểm chung đó là say mê đọc sách. Sách như những người bạn, người thầy, đọc sách giúp làm giàu tri thức, nuôi dưỡng hoài bão và có thêm nghị lực để vượt qua thử thách trong cuộc sống. Đọc sách làm phong phú thêm tâm hồn, chỉ cho chúng ta biết điều hay, lẽ phải, điều gì nên làm, điều gì cần tránh…
Việt Nam là một dân tộc hiếu học. Việc lấy ngày 21/4 hàng năm là “Ngày sách Việt Nam” - ngày ra đời cuốn “Đường kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - cuốn sách tiếng Việt đầu tiên được in bởi những thợ Việt Nam cho thấy sự trân trọng Sách, đề cao Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số của chúng ta như thế nào.
Ngày sách Việt Nam được tổ chức hàng năm, cũng là nhằm khuyến khích đọc sách, khẳng định vai trò quan trọng của sách trong đời sống xã hội, tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản sách. Quan trọng hơn, Ngày sách Việt Nam còn giúp người in sách, người đọc sách có được định hướng tốt hơn trong xây dựng và phát triển văn hóa đọc của người Việt, nhất là giới trẻ khi thông tin mạng bùng nổ, sách in tràn lan, vàng thau lẫn lộn ngày nay.
Theo Cục Xuất bản, năm 2018, ngành xuất bản in ra gần 32.000 cuốn sách mới với hơn 390 triệu bản, tăng hơn 20% so với năm 2017. Như vậy, bình quân mỗi người Việt Nam có thể mua và đọc hơn 4 cuốn sách/năm. Thế nhưng, theo thống kê của World Culture Score Index thì con số này là rất khiêm tốn so với 20 cuốn của các nước như Israel, Phần Lan, Pháp, Nhật Bản hay 14 cuốn/năm của Singapore, Malaysia và Thái Lan. Nhưng trong 4 cuốn đó, theo Bộ Giáo dục- Đào tạo thì 2,8 cuốn là sách giáo khoa và 1,2 cuốn là sách khác. Cũng theo Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, thì 26% dân số Việt Nam không bao giờ đọc sách, 44% thỉnh thoảng đọc và 30% đọc thường xuyên.
Không thể phủ nhận thị trường sách Việt Nam đang ngày càng đa dạng và phong phú, người đọc sách cũng ngày càng nhiều hơn. Song, văn hóa đọc ở nước ta vẫn chưa cao hay nói đúng hơn là chúng ta chưa có văn hóa đọc đúng nghĩa.
Đã xa rồi cái thời mỗi người chỉ có một, hai cuốn sách “gối đầu giường”. Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, văn hóa nghe- nhìn “lấn át” văn hóa đọc đã làm cho giới trẻ xa dần với thói quen đọc sách mỗi ngày.
Không có thói quen đọc sách đã đành, nhiều bạn trẻ có đôi lần đọc sách nhưng lại là đọc không chọn lọc, đọc hời hợt, đọc theo phong trào và đọc không ứng dụng. Bên cạnh đó, những loại sách về văn hóa, nghệ thuật có tác dụng giáo dục tư tưởng, thẩm mỹ lại bị các loại truyện tranh đơn giản, bạo lực, những tiểu thuyết ngôn tình ủy mị, thậm chí thiếu lành mạnh “truất ngôi”.
Ngoài yếu tố chủ quan tác động đến văn hóa đọc của người Việt hôm nay, nhất là của các bạn trẻ cũng phải đề cập tới lý do khách quan về vấn đề xuất bản, kinh doanh sách. Nhiều cuốn sách xuất bản vội vàng, dịch thuật chưa chuẩn, có giá trị nội dung chưa thực sự sâu sắc, lành mạnh đã làm thị trường sách trở nên hỗn độn, phức tạp. Có cuốn sách dày cộp, giá cả “lên trời”, có cuốn là sách lậu, kém chất lượng cũng là nguyên nhân ảnh hướng đến văn hóa đọc nói chung và của giới trẻ hiện nay.
Việc có Ngày sách Việt Nam là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Nhưng cũng như tất cả các ngày của các sự kiện khác, người ta không chỉ đọc sách ngày hôm đó. Chúng ta cần đọc sách hàng ngày, đọc có định hướng và đọc để ứng dụng, để trau dồi tri thức và đọc có kỹ năng… chứ không chỉ là đọc sách theo phong trào.
Sưu tầm